Người
Nhật luôn có thói quen thường ngồi trên đệm hoặc trên sàn nhà. Bàn ghế
cao là những vật dụng không được sử dụng rộng rãi cho đến tận thế kỷ 19.
Từ thế kỷ 19, Nhật Bản đã kết hợp với các tư tưởng và văn hóa phương
Tây hiện đại và hậu hiện đại trong kiến trúc, xây dựng và thiết kế nội thất.
Trong
quá khứ, kiến trúc của Nhật Bản được thể hiện rõ nét thông qua các công
trình thời tiền sử. Chúng thường chỉ là sự đơn giản chủ yếu để thích
nghi được với cuộc sống săn bắn hái lượm. Về sau, trong quá trình giao
lưu kinh tế, với các nước lân cận, đặc biệt là Hàn Quốc, Người Nhật đã
nhìn thấy các nét kiến trúc khá thú vị và tinh tế của nơi này nên họ bắt
đầu hình thành các ý tưởng thiết kế kiến trúc
cho các công trình trên quê hương mình. Thực chất, các công trình kiến
trúc tại Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc, vì vậy, có
thể nói kiến trúc Nhật Bản từ đây đã bắt đầu ảnh hưởng một cách gián
tiếp từ Trung Quốc
Từ
thế kỷ thứ VI, sự nhập của Phật Giáo đã dấy lên phong trào xây dựng các
đền chùa khắp nước Nhật. Và, chính những công trình này là chất xúc tác
quan trọng cho sự ra đời của những kiệt tác với quy mô lớn và có kỹ
thuật phức tạp trên chất liệu gỗ. Từ những đài đền ban đầu, các cấu
trúc, kỹ thuật, không gian… ngày càng được hoàn thiện, nâng cao hơn cho
công trình tiếp đó. Ngoài ra Người Nhật cũng bắt đầu trú trọng đến việc,
thiết kế, cải tiến, bày trí cho không gian ngoại cảnh – sân vườn. Từ
đây, các sân vườn trong mỗi công trình kiến trúc Nhật Bản trở thành
những tác phẩm không chỉ tinh tế, đẹp mắt mà còn hàm chứa các giá trị
văn hóa, sự hài òa về phong thuỷ rất cao.

Với
các gian phòng trong không gian bên trong, Trà đạo và hình tượng Võ sỹ
đạo Samurai chính là các yếu tố quan trọng đã tác động không nhỏ trong
thiết kế. Sự ra đời của trà đạo nhấn mạnh sự đơn giản và tốn như một đối
trọng với sự thái quá của các tầng lớp quý tộc, khiến các gian phòng
trong kiến trúc Nhật Bản trở nên rất đơn giản nhưng thực sự tinh tế, gần
gũi.
Trong
Minh Trị Duy Tân năm 1868 lịch sử kiến trúc Nhật Bản đã được thay đổi
hoàn toàn bởi hai sự kiện quan trọng. Việc đầu tiên là Kami và Luật Tách
Phật của năm 1868, trong đó chính thức tách ra từ Phật giáo Shinto và
ngôi chùa Phật giáo từ đền thờ Shinto, phá vỡ sự liên kết giữa hai quan
điểm đã kéo dài hơn một ngàn năm, đã gây ra không ít thiệt hại to lớn
cho kiến trúc của quốc gia.

Thứ
hai, đó là lúc Nhật Bản đã trải qua một khoảng thời gian căng thẳng Tây
hóa để cạnh tranh với các nước phát triển khác. Ban đầu, các kiến trúc
sư và phong cách từ nước ngoài được đưa vào Nhật Bản nhưng dần dần Nhật
Bản đã từng bước đạo tạo cho mình một đội ngũ các kiến trúc sư riêng
biệt. Các kiến trúc sự này bắt đầu thể hiện phong cách riêng theo sự cảm
nhận của mình. Sau đó, các kiến trúc được đào tạo và nghiên cứu từ các
nước phương Tây đã giới thiệu phong cách quốc tế mà họ đã thâu lượm từ
chủ nghĩa hiện đại vào Nhật Bản. Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai
các kiến trúc sư Nhật Bản đã bắt đầu gây ấn tượng trên trường quốc tế,
đó là các công trình của kiến trúc sư như Kenzo Tange rồi thứ đến với lý
thuyết chuyển động “trao đổi chất”…
Ngày nay, Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia có nền công
nghiệp xây dựng, kiến trúc cũng như nội thất cực kỳ phát triển.Họ trở
thành nơi cung cấp những tư liệu rất quý giá, hữu ích cho khắp thế giới
trong quá trình nghiên cứu, tham khảo và ứng dụng thực tế.
No comments:
Post a Comment