Trong mỗi căn hộ, chiếc tủ quần áo là thứ đồ vật không thể thiếu. Tuy nhiên nếu không tìm được giải pháp thiết kế tủ áo âm tường và sắp xếp hợp lý, chiếc tủ quần áo sẽ chiếm khá nhiều không gian của ngôi nhà.
Cách được cho là hợp lý và khá phổ biến hiện nay là người ta thiết kế tủ quần áo âm tường, chúng vừa tiết kiệm diện tích lại đạt độ thẩm mỹ cao.
CHẤT LIỆU THIẾT KẾ TỦ ÁO
Về chất liệu, tủ quần áo
vốn là thứ đồ dùng khá “dễ tính’ với chất liệu thiết kế. Chúng có thể
được làm bằng săt thép, khung sắt với áo vải; khung nhôm và kính, thậm
chí là làm bằng chất liệu nhựa polyme hay tre nứa. Tuy vậy, chất liệu
phù hợp nhất và tối ư nhất vẫn phải là chất liệu gỗ. tủ áo làm bằng gỗ
tự nhiên là tốt nhất nhưng giá thành cao và đòi hỏi nhiều kỹ năng về
nghề đóng mộc. Chất liệu phổ biến và phù hợp với xu thế hiện nay chủ yếu
vẫn là tủ áo làm bằng gỗ công nghiệp. Tủ quần áo làm từ chất liệu này vừa đẹp vừa nhẹ và khá linh hoạt trong việc di dời, tháo - lắp, chúng đồng thời cũng thích hợp cho những giải pháp thiết kế tủ áo âm tường.
Nhiều người vẫn quan niệm, tủ áo âm tường
chỉ là giải pháp cho nhưng không gian nhỏ, còn với căn hộ có diện tích
lớn thì không cần làm vậy! Quan niệm vậy không đúng. Vì tủ áo là thứ đồ nội thất
chỉ phục vụ cho việc chứa quần áo, vải vóc… nói chung nó là đồ vật
không nhất thiết phải khoe ra giống như bộ bàn ghế hay cái tủ đựng vật
nưu niệm. Tủ quần áo thường được đặt trong phòng ngủ
hay phòng thay đồ nên nó càng được tối ưu về không gian bao nhiêu càng
tốt. Cứ hình dung, trong phòng ngủ hơn chục mét vuông, tự dưng cái tủ quần áo
chềnh ềnh chiếm mất mấy mét vuông quý giá thì còn diện tích đâu mà đặt
thêm các vật dụng cần thiết khác? Thế nên cho cái tủ áo ẩn mình vào
trong tường là cách tốt nhất!
VỊ TRÍ ĐẶT TỦ QUẦN ÁO ÂM TƯỜNG
Đầu
tiên, chúng ta phải “nghiên cứu” xem nên đặt tủ âm tường ở vị trí nào?
Bức tường đó tiếp giáp với phòng nào? Không nên để tủ ở bức tường tiếp
xúc trực tiếp với nắng mưa vì sẽ khiến chúng rất dễ bị thấm nước, độ ẩm
cao, không tốt cho quần áo trong tủ và mặt khác sẽ làm tủ áo nhanh hư
hại.
Tương
tự, chúng ta cũng không nên để tủ nằm kế phòng tắm, nơi có độ ẩm cao
sẽ khiến tủ dễ bị mốc và có mùi. Và tuyệt đối không nên để tủ ở bức
tường mà phía bên kia là tiểu cảnh nước. Tốt hơn hết, ta nên chọn những
bức tường mà tiếp giáp là những nơi khô ráo, thoáng đãng, có thể là phòng khách, phòng ngủ, hoặc phòng dành cho trẻ.
GIẢI PHÁP ĐẶT TỦ QUẦN ÁO ÂM TƯỜNG
Nếu
buộc phải đặt tủ ở những vị trí không thuận lợi thì bên trong phải dán
gạch men toàn bộ. Hoặc có thể làm tủ bình thường có kích thước nhỏ hơn
khoảng đặt tủ một chút, đẩy tủ vào và trang trí viền xung quanh cho kín
đáo những chỗ hở tường với tủ. Độ âm vào bức tường đặt tủ khoảng từ 55- 60cm là tốt nhất, vì chiều sâu tủ áo cũng vào tầm 60 cm.
Ngoài
ra, bạn có thể tận dụng những góc sẵn có trong nhà để đặt tủ âm tường
nhằm tiết kiệm không gian như gầm cầu thang, khoảng trống trong nhà để
tạo thành những chiếc tủ nhỏ xinh.
CÁCH BỐ TRÍ TỦ QUẦN ÁO
Đối
với những không gian hẹp thì nên đặt tủ theo hình chữ I hoặc chữ V.
Nghĩa là trên một bức tường hoặc chạy dọc theo 2 bức tường tiếp giáp
nhau. Sử dụng cửa trượt để tạo cảm giác rộng rãi. Khi đóng cánh cửa lại
thì chiếc tủ sẽ như một phần của bức tường khiến không gian rộng hơn.
Nếu chiếc tủ quần áo
lớn kéo dài suốt một mảng tường sẽ rất hữu dụng cho một ngôi nhà nhỏ vì
nó vừa chứa được rất nhiều đồ đạc, vừa giúp kết nối các không gian
trong các phòng. Ngoài ra, tủ gỗ âm tường thường được
kéo dài chiều cao đến trần nhà tạo sự liền lạc không gian phòng, tạo cảm
giác liền mạch và tinh tế cho căn phòng của ngôi nhà bạn.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Nội Thất Triệu Gia
Tag:
tủ quần áo, thiết kế tủ quần áo, tủ quần áo âm tường, tủ áo cánh lùa,
thiết kế tủ áo âm tường, tủ gỗ âm tường, tu ao, tủ áo, tủ áo âm tường,
tủ quần áo hiện đại, tủ áo hiện đại, tủ áo cánh mở, thiết kế tủ áo, mẫu
tủ quần áo đẹp, tủ quần áo đẹp
No comments:
Post a Comment